-
TRANH THÊU CHÚA GIÊSU
Tranh thêu chúa Giesu là mẫu tranh tôn giáo phù hợp với những gia đình theo đạo Thiên Chúa, hoặc là món quà tặng dành cho những người theo đạo, những người yêu thích hình ảnh của chúa Giesu.
Chúa Giêsu là một nhân vật có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhân loại. Tuy sự hiện diện của ông đến giờ vẫn còn là một tranh cãi, nhưng ngày đạo Thiên Chúa giáo và ngày lễ Phục Sinh vẫn được nhiều người tin theo.
1. Truyền thuyết về chúa Giêsu
Theo truyền thuyết, chúa Giesu sống trên trái đất cách đây khoảng hơn 2.000 năm. Nhiều người tin rằng chúa Giesu chính là Đức Chúa Trời, phải được tôn thờ. Kinh thánh cho rằng chúa Giesu ở trên trời trước khi xuống đất và được sinh ra làm người.
Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo. Giêsu là người Do Thái có tên là Yehoshua có nghĩa là "Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ" trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua. Đối với người đương thời, Giêsu còn được biết dưới tên Giêsu thành Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse.
Giêsu cùng các môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua (Passover); ông vào Đền thờ Jerusalem, đánh đuổi những người buôn bán và những kẻ đổi tiền, lật đổ bàn của họ và quở trách họ rằng: "Nhà ta được gọi là nhà cầu nguyện nhưng các ngươi biến thành hang ổ của bọn trộm cướp". Sau đó, Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận (Sanhedrin) bởi viên Thượng tế Joseph Caiaphas. Trong bóng đêm của khu vườn Getsemani ở ngoại ô Jerusalem, lính La Mã nhận diện Giêsu nhờ cái hôn của Judas Iscariot, một môn đồ đã phản ông để nhận được tiền.
Tòa công luận cáo buộc Giêsu tội phạm thượng và giao ông cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin y án tử hình, không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilatus (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Giêsu. Tuy nhiên, theo các sách Phúc Âm, một tấm bảng có hàng chữ viết tắt INRI (của câu: "Giêsu người Nazareth, vua dân Do Thái") được treo trên thập tự giá theo lệnh của Pilate.
Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu sống lại vào ngày thứ ba sau khi chết trên thập tự giá. Sự kiện này được đề cập đến theo thuật ngữ Kitô giáo là sự Phục sinh của Chúa Giêsu, được cử hành hằng năm vào ngày Lễ Phục sinh.
Hầu hết Kitô hữu tin rằng, Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng Messiah mà sự xuất hiện đã được tiên báo trong Cựu Ước. Họ tin rằng Giêsu là Thiên Chúa hóa thân thành con người, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi; rằng Giêsu nhập thể bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, xuống thế gian để cứu nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết bởi máu của Giêsu đã đổ ra khi bị đóng đinh trên thập tự giá như là sinh tế chuộc tội cho loài người. Họ cũng tin rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và sau đó trở lại Thiên Đàng.
Khác với đức tin của người Kitô giáo, tín đồ Hồi giáo tin rằng, Giêsu là một trong những nhà tiên tri (ngôn sứ) đáng được tôn trọng, được Thiên Chúa sai đến và là Đấng Messiah; nhưng họ không tin Giêsu là "Con Thiên Chúa". Họ cũng không tin về sự chết và sự phục sinh của Giêsu, xem đó chỉ là sự hóa phép của Thiên Chúa dành cho tiên tri Giêsu để đánh lừa người đương thời. Sau đó, Giêsu về trời cả hồn lẫn xác.
Do Thái giáo thì cực lực phản đối cả hai niềm tin của hai tôn giáo trên. Họ không xem Giêsu là Thiên Chúa xuống thế làm người cũng không nhận đó là nhà tiên tri, thậm chí coi đó là nhà tiên tri giả hay kẻ xúc phạm đến Thiên Chúa của họ. Họ cho rằng, kể từ sau sự sụp đổ lần thứ hai của Đền thờ Jerusalem, không có một tiên tri nào xuất hiện thêm nữa. Cho đến tận bây giờ, họ vẫn đang hy vọng có một Đấng Messiah từ trời xuống.
Phật giáo hầu như không đưa ra nhận định về vai trò của Giêsu trong tôn giáo họ. Đối với họ, dựa theo lịch sử, Giêsu chỉ là một con người. Tuy nhiên, một số tín đồ thuộc một số phái cho rằng, với những đức tính hiển nhiên của Giêsu, chắc chắn sau đó Giêsu cũng được sinh vào cõi trời dựa theo luật nhân quả. Do đó, những người tu theo Phật giáo cấp tiến, nhất là Tịnh độ tông, có thể tôn kính Giêsu như một vị A-la-hán hay Bồ tát.
Một số Phật tử, trong đó có Tenzin Gyatso, Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, xem Giêsu như một vị Bồ tát, người cống hiến đời mình cho hạnh phúc của nhân loại. Nga Sơn Thiều Thạc ở thế kỷ 14 của Tào Động tông ngụ ý rằng những lời dạy của Giêsu trong Sách Phúc Âm do một người đã được giải thoát viết.
Một người Nhật theo chủ nghĩa vô chính phủ, Kōtoku Shūsui có viết tác phẩm Kirisuto Massatsuron, Cơ Đốc Mạt Sát Luận). Trong tác phẩm này, Shūsui cho rằng Chúa Giêsu chỉ là một nhân vật thần thoại và không có thực.
Vì có vai trò đặc biệt trong một số tôn giáo này, Giêsu được nhìn nhận là một trong những nhân vật quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại.
(Nguồn: Wikipedia)
2. Ý nghĩa tranh thêu chúa giêsu
Tranh thêu chúa Giesu là bức tranh thêu thuộc dòng tranh tôn giáo: Thiên Chúa giáo.
Bức tranh thể hiện sự tín ngưỡng, lòng mong mỏi hướng về ánh sáng của đạo Thiên Chúa, giúp cho tâm niệm con người luôn cảm thấy thanh thản, bình an.
Tranh là hình mẫu treo trang trí thích hợp với những gia đình theo đạo Thiên Chúa, hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đối tác yêu thích dòng tranh thêu này.
3. Những mẫu tranh thêu về chúa Giêsu
Có rất nhiều mẫu tranh thêu về chúa Giesu. Trong tất cả các bức tranh, hình ảnh Chúa hiện lên thật cao quý, trong sáng và tôn kính.
4. Cách treo tranh thêu chúa giêsu
Tranh thêu chúa Giesu thuộc dòng tranh tôn giáo, chỉ thích hợp treo phòng khách.
Tranh không nên treo ở phòng ngủ.
Tranh thêu chúa Giesu không nên treo hướng về phía nhà vệ sinh, treo trên tường nhà vệ sinh, hoặc những nơi ô uế.
Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.
Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt
♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng
♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam
♦ Độ bền tranh: cao
♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng
♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách
TRANH THÊU ĐÀ LẠT
Website: http://tranhtheudalat.net/
Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)
Ngày đăng: 15-11-2017 2,895 lượt xem