-
TRANH THƯ PHÁP PHÚC LỘC THỌ
Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ là mẫu tranh thêu chữ thư pháp, với những đường nét uyển chuyển, vừa mang ý nghĩa sâu sắc, vừa tinh tế, phù hợp là món quà tặng nhau ngày Tết, con cháu tặng ông bà, cha mẹ, hay nhân viên tặng lãnh đạo, công ty tặng đối tác.
Thời xưa, hình ảnh những ông đồ hay chữ ngồi viết chữ thư pháp, là một hình ảnh rất nho nhã và đẹp. Ngày nay, việc viết chữ thư pháp ngoài việc treo trang trí, còn là món quà tặng nhau đầy ý nghĩa.
Trong những ngày cuối năm, những bức tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ thường nhận được nhiều yêu cầu từ khách hàng. Những mẫu chữ thư pháp uyển chuyển, mềm mại, trên nền giấy trắng hoặc được thêu dệt trên nền vải, là món quà đầy ý nghĩa.
Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ, ngoài 3 chữ thư pháp còn có thể được phác họa thêm các họa tiết khác, như: hoa mẫu đơn, hình ảnh 3 ông Phúc-Lộc-Thọ. Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ có thể là 3 tấm riêng biệt với 3 chữ thư pháp, hoặc là cả bộ chữ trên cùng một nền giấy, nền vải thêu.
Sự tích ba ông Phúc Lộc Thọ
Hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Quốc.
Ông Phúc
Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính. Ông sống rất liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
Ông là một vị quan thanh liêm nên cũng nghèo. Đổi lại nhà ông ngũ đại đồng đường, con cháu đề huề. Lúc ông mất, con cháu năm đời đều có đủ.
Năm 83 tuổi, ông và vợ cũng "ra đi" cùng lúc, rồi được con cháu hợp táng.
Ông Lộc
Ông tên thật là Đậu Tử Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng ông Đậu Từ Quân là một quan tham.
Ông hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà ông, của cải chất cao như núi. Nhưng điều ông thiếu lại là cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.
Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: "Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?"
Ông Thọ
Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc.
Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi "buôn chính trị" là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi ông nhất định không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.
Ông thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi ông là ông Thọ. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang ma, còn cháu chắt chết hết cả.
Ý nghĩa của tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ
Hình tượng ba ông Phúc Lộc Thọ chính là niềm mong ước, khát khao của tất cả mọi người. Nhưng, mấy ai trong chúng ta có thể viên tròn được cả 3 thứ này. Vì vậy, tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ chính là lời chúc tụng, cầu nguyện người nhận sẽ được phước lành, được hưởng trọn của 3 điều mà nhân gian luôn ước ao, đó là: sống lâu, tài lộc, phúc đức.
Chữ Phúc: tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy nhiều trong vật tranh trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
Chữ Lộc: Chính là tài lộc, là chỉ của cải, vật chất, tiền tài nhiều.
Chữ Thọ: hàm ý sống lâu.
Như vậy, tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ chính là lời chúc tốt đẹp về một cuộc sống viên mãn, đủ đầy, với Phúc (con cháu đầy đàn, gia cảnh hòa hợp), Lộc (tiền tài vật chất có nhiều) và Thọ (sống lâu trăm tuổi cùng con cháu).
Bức tranh ngoài việc treo trang trí trong nhà để tăng thêm vượng khí, tài khí và hậu vận cho gia chủ, mà còn là món quà tặng ý nghĩa nhân dịp đầu xuân.
Những mẫu tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ
Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ có thể là mẫu tranh gồm hình ảnh ba ông Phúc Lộc Thọ với những dòng chữ thư pháp, hay chỉ có chữ thư pháp kết hợp với những họa tiết khác. Ngoài ra, tranh cũng có thể là bộ ba chữ "Phúc" "Lộc" "Thọ" tách rời nhau và được ghép thành một bộ.
Cách treo tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ
Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ nên treo ở những nơi trang trọng trong nhà, như: phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc, thư viện.
Không được treo tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ trong nhà tắm, nhà bếp hoặc phòng ngủ.
Tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ nên treo ở phương vị cát lợi trong nhà.
Tranh nên hướng ra cửa chính để rước tài lộc vào nhà.
Nếu tranh thư pháp Phúc Lộc Thọ là bộ tranh gồm 3 miếng, thì nên treo gần nhau và treo theo thứ tự : chữ Phúc, chữ Lộc và chữ Thọ.
Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.
Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt
♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng
♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam
♦ Độ bền tranh: cao
♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng
♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách
TRANH THÊU ĐÀ LẠT
Website: http://tranhtheudalat.net/
Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)
Ngày đăng: 01-12-2017 6,641 lượt xem