-
TRANH THÊU CÁ
Tranh thêu cá là một trong những dòng tranh phong thủy kinh điển, được nhiều khách hàng lựa chọn. Đây cũng là một trong những dòng tranh giúp khai vận, gia chủ phát tài. Tuy nhiên, việc chọn lựa tranh thêu cá cũng nên chú ý vào Ngũ hành và vị trí treo tranh.
Ở nước Nhật, cá được xem là một loài vật thiêng liêng, mang lại sự may mắn, thông minh cho trẻ em. Vào ngày 5 tháng 5, người ta thường treo cờ cá chép tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh, thông minh với ý nghĩa "cá vượt vũ môn".
Sở dĩ cá chép ở Nhật được xem là biểu tượng cho ngày của bé trai vì: cá chép nếu mổ sống, hoặc thậm chí nếu nấu sống, sẽ chẳng bao giờ hoảng loạn, giãy giụa và quật như một con cá khi nhảy lên khỏi mặt nước hoặc trong cát nóng, hình ảnh này cũng được thấy trong văn hóa phương Tây. Cá chép luôn chịu đựng, chấp nhận ra đi với nhận cách cao đẹp và không hề hoảng sợ. Dù khi đang nằm trên thớt hoặc sắp bị cho vào lò, nó vẫn thế.
Điều này gắn liền với đạo lý luân thường của các samurai là lòng dũng cảm, danh dự và cái chết. Cách hành xử này được coi là “nam tính” tại Nhật (điều này mở ra rất nhiều về lòng tự tôn của nam nhi).
Tại Việt Nam, cá được xem là một trong những loài phong thủy mang đến tiền tài, khai vận, vì vậy, tranh thêu cá là một trong những vật phẩm phong thủy mang ý nghĩa tài lộc. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến truyền thuyết "cá chép hóa rồng".
(Xem thêm: Ý nghĩa tranh thêu cá)
1. Truyền thuyết cá chép hóa rồng
Truyền thuyết kể rằng khi trời đất mới hình thành chính trời đã tạo ra mưa, gió, giông sét. Nước có từ mưa hình thành nên sông biển và những sinh vật sống trong nước được trời tạo ra tự nhiên và từu đó hình thành nên mọi thứ trên trái đất.
Vì bận bịu với công việc tạo ra loài người và vạn vật nên trời không có thời gian làm mưa mà sai rồng làm con vật của cõi trời bay lượn trên không trung và phun nước xướng nhân thế làm mưa tưới mát cho cây cối và các loài sinh vật dưới nơi đây.
Số lượng rồng trên trời không đủ để mang mưa đến khắp nơi nên trời tổ chức một cuộc thi kén chọn các con vật lên làm rồng với tên gọi là thi rồng.
Khi có chiếu thị ban xuống dưới thủy cung thì các con vật đều tranh nhau đi thi với hi vọng sẽ được hóa rồng.
Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa rồng.
Trong thời gian khá lâu, một tháng trôi qua, có biết bao nhiêu loài thủy tộc đến tham gia thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng.
Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt.Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.
Đến lượt các chép tham gia vào cuộc thi, loài cá náy với bản chất quý hiếm vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thấy điều lạ, thần gió tó mò bay đến để xem sự lạ lùng này. Khi thần gió bay đến thì gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy…Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng, nhả ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.
Từ câu chuyện dân gian đó, Cá chép hóa rồng trở thành biểu tượng cho sự can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng cho con người cho đến ngày nay.
2. Ngụ ý và hiệu ứng của tranh thêu cá chép
Ngư (cá) và dư (dư thừa) cùng một âm, cá tất tượng trưng cho phú quý. Cho nên, trong tranh thêu phong thủy cát tường thường có hình tượng cá.
Cá xuất hiện trong tranh thường là cá chép, cá vàng có dụng ý vượng tài.
Cá chép thường được tìm thấy trong bức tranh Niên niên hữu dư (năm năm dư dả) do lá sen và cá chép tổ thành. Liên (hoa sen) và nien (năm) gần âm, ngư (cá) và dư (dư thừa) cùng âm. Cho nên "liên liên hữu ngư" chính là câu "niên niên hữu dư", biểu thị cuộc sống sung túc, dư dả.
Hiện nay, có rất nhiều người thích treo tranh thêu "Cửu ngư đồ", tức là bức tranh 9 con cá sống động. Trong đó cửu mang ý nghĩa trường cửu, ngư là vạn sự như ý, ngụ ý suốt đời dư dả.
Ngoài ra, còn có bức tranh thêu đàn cá, gồm 11 con cá, "1" có thể biểu thị một năm, 11 con cá cũng biểu thị "năm năm có dư". Thực tế, số lượng cá trong tranh không quan trọng, chỉ cần có liên quan đến "cá" đều có ý nghĩa phú quý dư dả.
(Xem thêm: Ý nghĩa tranh thêu cửu ngư quần hội)
3. Cách sử dụng tranh thêu cá
Tranh thêu trang trí liên quan đến cá nên treo tại phương cát lợi trong phòng khách sẽ có tác dụng tạo ra tính linh động cho không gian.
Bức tranh thêu cá nên treo ở phương vị tương sinh tương trợ là phương Đông, Đông Nam và phương Bắc; không nên treo ở phương vị tương xung, tiết hao là phương Nam, Tây bắc và phương Tây; treo ở các phương vị khác là ngang hòa.
Tranh thêu có liên quan đến cá, trong thời gian bát vận (2017-2023) có thể treo trên hai phương vị vượng tài là Tây Nam và chính Đông.
Tranh thêu có liên quan đến cá treo ở phòng ăn có tác dụng tạo sự linh động cho căn phòng.
(Xem thêm: Phương vị kiêng kỵ của tranh thêu treo trang trí)
4. Ai nên treo tranh thêu cá
Cá thuộc Ngũ hành Thủy, người Ngũ hành tương hợp với Thủy nên treo tranh thêu cá; người Ngũ hành tương khắc với Thủy thì không nên treo.
(Xem thêm: Lựa chọn tranh thêu phù hợp phong thủy)
Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.
Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt
♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng
♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam
♦ Độ bền tranh: cao
♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng
♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách
TRANH THÊU ĐÀ LẠT
Website: http://tranhtheudalat.net/
Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)
Ngày đăng: 13-10-2017 2,132 lượt xem
Tin liên quan
- TRANH THÊU TAY TRUYỀN THỐNG
- MUA TRANH THÊU TAY TẠI QUẬN 5
- TRANH THÊU THẦN TÀI
- TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
- TRANH THÊU SƠN THỦY
- NÊN TẶNG QUÀ GÌ VÀO NGÀY 20-10
- HIỆU ỨNG CÁT HUNG TRONG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ TRANH THÊU
- TREO TRANH GÌ ĐỂ GIA CHỦ PHÁT TÀI
- MUA TRANH THÊU TAY TẠI QUẬN TÂN BÌNH
- PHƯƠNG VỊ KIÊNG KỴ CỦA TRANH THÊU TREO TRANG TRÍ