-
TRANH THÊU TAY TRUYỀN THỐNG
Tranh thêu tay truyền thống là một trong những nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những bức tranh với nhiều chủ đề, kết hợp nhiều màu chỉ thêu, sự cần mẫn và bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, đã cho ra đời những tác phẩm tranh thêu tay độc đáo, sống động và tinh tế như thật.
Nhìn những bức tranh thêu tay truyền thống, nhiều người sẽ lầm tưởng đây chính là những bức tranh vẽ, hoặc bức ảnh chụp, bởi sự tinh tế và thần thái trong tranh được người nghệ nhân diễn tả hết sức tinh tế và chân thật.
1. Thế nào là tranh thêu tay truyền thống
Tranh thêu tay truyền thống là bức tranh được tạo nên từ kim chỉ và bàn tay của con người. Đây là công việc được thực hiện hoàn toàn thủ công, không qua máy móc.
Chỉ thêu trong tranh thêu tay truyền thống có đến hàng trăm, hàng ngàn màu chỉ khác nhau. Tranh được người nghệ nhân khéo léo phối màu chỉ trên nền vải lụa chuyên dụng, để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Màu trời, màu nước, màu cỏ cây hoa lá…các màu chỉ giao hòa nhau, bên ngoài thế nào thì màu tranh cũng sống động, mượt mà, sắc nét và thật như thế
Tranh thêu tay truyền thống khác hoàn toàn so với tranh thêu chữ thập. Tranh thêu chữ thập là dạng tranh được đánh dấu các vị trí thêu, màu chỉ thêu và không đòi hỏi nhiều ở sự khéo léo. Trong khi đó, ở một bức tranh thêu tay truyền thống, sự khéo léo, tinh tế của người nghệ nhân thêu và việc kết hợp các màu chỉ trên nền vải để cho ra một tác phẩm hoàn chỉnh, là một điều hết sức công phu và tỉ mỉ, mà không phải ai cũng có thể thực hiện được.
Tranh thêu tay truyền thống có thể thể hiện một cách phong phú và đa dạng tất cả sự vật, hình ảnh mà không bị gò bó, đáp ứng mọi nhu cầu của người yêu nghệ thuật. Bạn yêu thích du lịch, khám phá thì những bức tranh thêu phong cảnh, quê hương đất nước chính là sự lựa chọn dành cho bạn. Bạn là người yêu hoa thì những bức tranh hoa lan, hoa mẫu đơn, hoa hồng sẽ là đề tài bạn quan tâm. Bạn là người đề cao các chuẩn mực đạo đức trong xã hội thì những bức tranh thêu chữ thư pháp “Đức”, “Tài”, “Tâm” hay những bức tranh tri ân thầy cô, cha mẹ sẽ phù hợp đối với bạn… Rất nhiều, rất nhiều hình ảnh, chủ đề khác được tranh thêu khắc họa tinh tế bao trùm lên sinh hoạt thường ngày của con người, những việc mọi người làm và cả suy nghĩ của mỗi chúng ta cũng có thể là cảm hứng sáng tác của các nghệ sỹ. Những hình ảnh thể hiện trong những bức tranh thêu đều là những hình ảnh không xa hoa, cầu kỳ trái lại rất gần gũi, giản dị như cây đa, con thuyền, mái đình, hình ảnh con ngựa, cây tre… qua bàn tay khéo léo của người thêu tranh thì tất cả đều như bừng sáng. Treo những bức tranh có nội dung gần gũi, bình dị sẽ tạo cảm giác ấm áp cho không gian sống của mỗi chúng ta.
Điều thu hút nhất của những bức tranh thêu tay truyền thống đó là việc thể hiện thành công cái “hồn” trong bức tranh. Thêu một hình ảnh nào đó chỉ dừng lại ở việc “in” hình ảnh đó lên tác phẩm nhưng đối với tranh thêu tay thì điều đó chính là đem hình ảnh và cả tính cách của sự vật vào nội dung, từ đó làm cho người thưởng thức có cảm giác như đang nhìn ngắm hiện vật thật chứ không phải là một bức tranh vô hồn. Ngắm nhìn hình ảnh người nông dân ta có thể cảm nhận được sự chân chất, cần cù, nhìn bức tranh thêu truyền thống Bát mã thành công ta có thể liên tưởng đến những bước chạy phóng khoáng, quê hương như đang khoát lên mình những bộ áo mới thật đẹp…tất cả đều được khắc họa qua từng chi tiết, từng đường kim mũi chỉ tạo nên một hiệu ứng vô cùng sống động. Một bức tranh thêu lột tả thành công hình ảnh và sự vật chính là việc dùng nghệ thuật thêu ghi lại những giá trị tốt đẹp để nó có thể tồn tại lâu dài theo năm tháng mà không mất đi ý nghĩa nhân văn.
(Xem thêm: So sánh tranh thêu tay và tranh thêu chữ thập)
2. Nguồn gốc tranh thêu tay truyền thống
Ở Việt Nam, thêu tranh được xem là ngành nghề thủ công có lịch sự ra đời cũng đã khá lâu. Tương truyền rằng vào đầu thế kỷ 17, nghề thêu được đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho lịch sự hình thành và phát triển do ngài Lê Công Hành truyền dạy. Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn.
Ban đầu nghệ thuật thêu chỉ dùng để tô điểm, tạo điểm nhấn cho trang phục, khăn,…khi nhu cầu ngày càng tăng, nghệ thuật thêu trở thành phương tiện để gửi gắm ước mơ, hoài bão, khắc họa những hình ảnh, nét đẹp của cuộc sống, là biểu tượng của sự may mắn, thành công và tài lộc, tất cả những nội dung ấy được thể hiện qua những bức tranh thêu tay vừa đẹp về hình thức vừa ý nghĩa về mặt nội dung.
Có thể nói tranh thêu tay truyền thống chính là một nét đẹp tinh tế của nghệ thuật thêu dân tộc ta.
Để sáng tạo nên những bức tranh thêu mang đậm tính dân tộc các nghệ sĩ một mặt kế thừa tinh hoa của nghệ thuật thêu dân tộc ta vừa phải không ngừng sáng tạo, lồng ghép những nội dung thích hợp để tạo nên sự khác biệt với những tác phẩm nghệ thuật khác. Điều đó thể hiện rất rõ qua hình thức và nội dung được chứa đựng trong những bức tranh thêu tay truyền thống.
(Xem thêm: Nguồn gốc tranh thêu tay)
3. Các bước để tạo ra một bức tranh thêu tay truyền thống
Để tạo ra một bức tranh thêu tay truyền thống, đòi hỏi phải trải qua các công đoạn sau:
- Công đoạn vẽ mẫu: vẽ mẫu tranh là bước tạo hình cho tranh. Ở khâu này, các họa sỹ sẽ vẽ lên giấy (hoặc có thể vẽ trực tiếp lên vải). Chủ đề của tranh, sự liên tưởng và cái nhìn của người họa sỹ chính là yếu tố để tạo nên một bức tranh đẹp.
- Công đoạn đồ tranh: nếu tranh được vẽ trên giấy, người nghệ nhân sẽ tiến hành đồ tranh từ giấy lên vải. Việc đồ tranh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác, không được mất nét của mẫu. Thông thường, người ta có thể sử dụng dầu hỏa để trét lên mẫu tranh và in lên nền vải. Sau khi đồ tranh, cần phải để các hình vẽ trên tranh được khô ráo, rồi mới tiến hành thêu.
- Công đoạn chọn chỉ thêu: để thêu một bức tranh thêu truyền thống, đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều màu chỉ khác nhau. Có khi cùng một màu chỉ, lại cần sự đậm nhạt khác nhau. Vì vậy, người nghệ nhân ngoài việc phải trau dồi kỹ thuật thêu điêu luyện còn phải biết phân biệt màu chỉ. Nghĩa là chỉ cần nhìn tranh người thợ thêu đã phải biết thêu màu chỉ gì.
- Công đoạn thêu tranh: đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn. Việc thêu một bức tranh tốn thời gian khá lâu. Người nghệ nhân thêu tranh phải tập trun toàn bộ công sức, tập trung cao độ, hòa mình vào tác phẩm thì mới có thể tạo ra một bức tranh đẹp.
- Công đoạn chỉnh sửa: sau khi thêu, cần kiểm tra lại tranh đã thêu, xem có sai sót hay cần chỉnh sửa gì không, để hoàn chỉnh tranh cho thật đẹp.
- Công đoạn lên khung: tranh sau khi được thêu hoàn chỉnh, sẽ tiến hành lên khung, gắn kính và mang đến cho khách hàng. Việc chọn màu khung, loại khung cũng góp phần làm nên vẻ đẹp cho bức tranh.
4. Những yếu tố cần thiết để có một bức tranh thêu tay đẹp
Một bức tranh thêu tay đẹp, cần phải có sự kết hợp giữa bố cục tranh, màu sắc, độ mịn và thần thái trong tranh. Thiếu một trong những yếu tố này, tranh sẽ mất đi cái đẹp vốn có.
Trong đó, thần thái hay "cái hồn" trong tranh là quan trọng nhất, quyết định sự thành công của một tác phẩm tranh thêu. Tranh thêu "có hồn" là khi nhìn vào tranh, nó toát lên một nét đẹp, nó khiến người chiêm ngưỡng phải rung cảm và bị hút vào đấy.
Việc tạo ra thần thái cho một tác phẩm tranh thêu tay truyền thống phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người nghệ nhân thêu.
(Xem thêm: Chuẩn đẹp trong tranh thêu tay)
5. Nghệ nhân vùng nào thêu tranh đẹp nhất
Bắt nguồn từ Quất Động, chọn Huế là cái nôi để phát triển, nhưng tranh thêu tay chỉ thật sự thăng hoa và được biết đến rộng rãi khi ở Đà Lạt. Có thể nói, Đà Lạt chính là nơi đã giúp tranh thêu tay Việt Nam thăng hoa lên một tầm mới.
Mỗi một vùng miền đều có những nét thêu riêng, những tác phẩm thêu tạo bởi các nghệ nhân vùng miền khác nhau sẽ có những nét đẹp riêng khác nhau. Việc nhìn nhận nghệ nhân vùng nào thêu tranh đẹp nhất, tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào cảm quan của mỗi người.
(Xem thêm: Nghệ nhân vùng nào thêu tranh đẹp nhất)
Những bức tranh thêu tay truyền thống chính là những tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện được những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta và còn là sự sáng tạo không ngừng nghĩ của những nghệ sĩ có niềm đam mê to lớn đối với nghệ thuật thêu. Thông qua những bức tranh thêu tay truyền thống sống động và chân thực, người thưởng thức có thể học được những ý nghĩa nhân văn đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp giản dị nhưng tinh tế, đơn giản nhưng lại hết sức chân thực.
Tranh thêu tay truyền thống chính là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống, những điều tốt đẹp tạo nên tính cách, con người Việt Nam. Đồng thời treo tranh thêu sẽ giúp không gian sống của bạn thêm hài hòa, mang đến những điều may mắn, tốt đẹp. Với những gì mà tranh thêu mang lại cho cuộc sống, có lẽ trong tương lai tranh thêu tay sẽ ngày càng nhận được sự ưu ái của những người yêu nghệ thuật, điều đó sẽ làm cho tranh thêu tay truyền thống nói riêng và nghệ thuật thêu dân tộc nói chung sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người và trong nền nghệ thuật Việt Nam.
Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.
Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt
♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng
♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam
♦ Độ bền tranh: cao
♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng
♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách
TRANH THÊU ĐÀ LẠT
Website: http://tranhtheudalat.net/
Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)
Ngày đăng: 19-10-2017 3,759 lượt xem