Thiết kế web
  • NGUỒN GỐC TRANH THÊU TAY

    Nguồn gốc tranh thêu tay có từ đâu, từ bao giờ là điều không một ai có thể lý giải được. Chúng ta chỉ biết rằng, các sản phẩm tranh thêu tay được sáng tạo ra nhờ bàn tay khéo léo cùng trí tuệ tinh anh của người nghệ nhân. Theo thời gian, tranh thêu tay đã có mặt tại khắp các vùng miền Việt Nam, mang đến cho người dân nhiều giá trị tinh thần to lớn.

          Ngày nay, tranh thêu tay đã nhanh chóng trở thành một vật dụng trang trí treo trong nhà hay là món quà tặng bạn bè, người thân, đối tác… Tính nghệ thuật cao, sự phong phú trong mẫu mã, sự tinh tế,... là những ưu điểm vượt trội của loại hình nghệ thuật thêu tay truyền thống này. Và để hiểu rõ hơn về nguồn gốc tranh thêu tay, mời các bạn hãy cùng chúng tôi ngược dòng về lịch sử hình thành của tranh thêu truyền thống.

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    I. Sự ra đời và phát triển của tranh thêu tay Việt Nam

    1.Lịch sử ra đời của tranh thêu tay

          Ở Việt Nam, thêu tranh được xem là ngành nghề thủ công có lịch sự ra đời cũng đã khá lâu. Cho đến nay không ai biết chính xác nghề thêu tay ở Việt Nam được bắt đầu từ đâu và từ bao giờ. Chỉ biết rằng, tương truyền vào đầu thế kỷ 17, nghề thêu tranh được đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho lịch sự hình thành và phát triển. Ngài Lê Công Hành (1606-19661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết kinh nghiệm và kỹ thuật thêu tranh để phổ biến loại hình nghệ thuật này đến với người dân Việt Nam. Ngài học được nghề thêu tranh này năm 40 tuổi trong một lần được cử đi sứ qua Trung Quốc. Thế nhưng, thời bấy giờ kinh tế còn khó khăn nên nghề thêu chỉ phục vụ cho Vua chúa và giới quý tộc.

          Sau khi mang kỹ thuật thêu tranh về nước, nhiều người dân trong làng đã được ngài Lê Công Hành truyền dạy. Có lẽ cũng từ đó mà nghề tranh thêu nước ta mới bắt đầu có những bước chuyển mới. Các sản phẩm tranh thêu được làm trên chất liệu chỉ vải dưới sự sáng tạo của người nghệ nhân Việt Nam. Lúc đó, những sợi chỉ được nhuộm bằng cách thủ công với nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên như cây chàm, củ nâu, vỏ bang, lá vông, hoa hòe…Điều này khiến cho nhiều người nước ngoài cảm thấy thán phục khi một thứ nước dơ dáy như vậy mà khi nhuộm lên lại được những bảng màu đẹp đến vậy!

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    2.Sự phát triển mạnh mẽ của nghề thêu tranh

          Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, tranh thêu lụa mới dần dần đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật khi rất nhiều công ty thêu tranh được ra đời. Từ việc chỉ phục vụ duy nhất cho giới vua chúa, quý tộc, tranh thêu đã nhanh chóng trở thành nghề được sử dụng phổ biến rộng khắp cả nước. Nếu ban đầu tranh thêu là công việc dành riêng cho phụ nữ thì giờ đây thêu tranh còn dành cho cả nam giới, chỉ cần đó là người có đam mê và sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ.

          Theo thời gian, Từ Bắc-Trung-Nam, đâu đâu cũng xuất hiện nhiều nghệ nhân giỏi, yêu nghề và vô cùng sáng tạo trong cách thêu tranh. Đặc biệt là tranh thêu Đà Lạt, một vùng đất thơ mộng với những con người cần mẫn, tỉ mỉ. Chính nhờ sự đam mê, cần mẫn đó đã khiến tranh thêu ngày nay trở nên độc đáo, phá cách và tinh xảo hơn rất nhiều.

          Hơn nữa, với chất liệu (vải, chỉ) ngày một đa dạng và phong phú, cùng với đó là ý thức sáng tạo nghệ thuật của người nghệ nhân, do vậy tranh thêu Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Một bức tranh thêu được tạo ra không chỉ đơn thuần là những đường kim mũi chỉ mà đôi khi nó còn ghi dấu lại những năm tháng thăng trầm của thời gian, đồng thời tái hiện lại biến cố lịch sử.  Thông qua bức tranh thêu người xem có thể thấy được giá trị sâu sắc mà nó mang lại. Đó là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của con người Việt Nam, là bản sắc riêng của văn hoa dân tộc hay là tình người nồng ấm, chân thành…

          Những bức tranh thêu nổi tiếng phải kể đến đó là: Chân dung Bác Hồ, Cô Gái Bên Khung Cửi, Đám Cưới Chuột…Đó đều là những bức tranh được các nghệ nhân tạo ra từ những đường kim, mũi chỉ rất tinh xảo, nó không chỉ chinh phục những người yêu nghệ thuật ở Việt Nam mà còn làm siêu lòng không ít người yêu mến nghệ thuật ở nhiều quốc gia khác nhau!

          Như vậy có thể thấy rằng, dù trải qua rất nhiều biến động của lịch sử, nghề thêu tranh cũng có lúc thăng-trầm nhưng nghề thêu tranh Việt Nam vẫn luôn giữ được “lửa” để có thể truyền từ đời này sang đời khác.

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    II. Phân loại tranh thêu tay truyền thống

          Hiện nay trên thị trường có hai loại tranh thêu, đó là tranh thêu taytranh thêu chữ thập. Mỗi loại tranh thêu lại mang trong mình những đặc trưng và ưu điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu về hai loại tranh này để thấy được sự khác biệt hoàn toàn nhé!

    1.Tranh thêu tay truyền thống

          Tranh thêu tay truyền thống có tuổi đời đã từ rất lâu, nó được truyền từ đời này sang đời khác. Với loại hình này, đòi hỏi người thêu phải có đôi tay khéo léo cộng đôi mắt tinh tường. Muốn thêu đẹp người thợ phải học qua trường lớp để tạo ra bức tranh có hồn và uyển chuyển hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết cách phối màu để bức tranh trở nên hài hòa ấn tượng.

          Vì đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ, cùng sự kiên nhẫn về thời gian và công sức nên bức tranh thêu truyền thống có giá trị cao hơn. Tranh thêu tay luôn mang đến cho người nhìn những cảm nhận sâu sắc khi ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mặc dù giá cao hơn những loại tranh khác nhưng đó là cả một giá trị nghệ thuật mà không loại tranh nào có thể sánh được.

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    2.Tranh thêu chữ thập

          Là một loại tranh có nguồn gốc từ Trung Quốc, tranh thêu chữ thập nhanh chóng gây được sự chú ý của nhiều người. Sở dĩ loại tranh này được nhiều chị em quan tâm cũng bởi, khác với tranh thêu truyền thống đòi hỏi sự khép léo thì tranh thêu chữ thập chỉ cần hiểu được cách thêu, sau đó làm theo các bước hướng dẫn là đã có thể hoàn thành bức tranh một cách dễ dàng.

          Tranh thêu chữ thập có màu sắc phong phú, giá thành rẻ nhưng, theo một số cảnh báo gần đây, tranh thêu chữ thập được nhuộm bằng rất nhiều chất độc hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy chưa có bằng chứng xác thực nhưng chị em vẫn nên để phòng tránh hậu quả mà nó gây ra.

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    III. Những giá trị tinh thần mà tranh thêu truyền thống mang lại

          Tranh thêu tay truyền thống chính là một món quà quê hương vô cùng ấm áp, cùng bởi đây là một ngành nghề thủ công đã được gắn liền với rất nhiều mảnh đất khác nhau. Trong những bức tranh thêu chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh người nông dân chăm chỉ, người phụ nữ tần tảo khéo léo, hay cánh đồng, làng quê…Tất cả hình ảnh đất nước, con người, phong tục tập quán Việt Nam đều được hiện diện trên từng bức tranh thêu.

          Từ những giá trị nhân văn mà nó mang lại, tranh thêu nhanh chóng được nhiều người đón nhận và đi vào đời sống như một món quà tinh thần để mang tặng hoặc vật trang trí trong nhà. Đặc biệt hơn nữa khi nó được lựa chọn làm món quà tặng bạn bè, đối tác quốc tế.
    Có một ưu điểm nổi bật mà tranh thêu tay truyền thống có được đó là mỗi người đều được quyền lựa chọn một bức tranh phù hợp với sở thích, mệnh, cũng như tùy vào mục đích tặng quà.

          Với loại tranh phong thủy mang nhiều ý nghĩa, bạn có thể chọn một trong các bức tranh: Tùng hạc diên niên, Thuận buồm xuôi gió, Mã đáo thành công, Cửu ngư quần tụ…Đó đều là những bức tranh cầu may mắn, tài lộc, làm ăn thuận lợi…Dù là được tặng hay tự mua cho mình thì chúng ta cũng nên giữ gìn và trân trọng nó để mang đến vinh hoa phú quý trong công việc cũng như trong cuộc sống.

         Đối với dòng tranh thêu tĩnh vật, mỗi bức tranh sẽ lại mang đến cho bạn những ý nghĩa khác nhau. Nhưng chung quy lại thì đó đều là những bức tranh đầy sắc màu, đem đến cảm giác vui tươi như tranh thêu về các loài hoa. Loại tranh này rất thích hợp để tặng bạn bè, người thân trong các dịp lễ tết, sinh nhật…

         Ngoài ra, tranh thêu tay phong cảnh cũng được khá nhièu người ưa chuộng. Đó có thể là hình ảnh các địa danh nổi tiếng, hình ảnh quê hương, hay những hình ảnh gắn bó với đời sống hàng nhày…Với món quà này, các doanh nghiệp thường dành tặng đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài…

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    IV. Vùng đất nào thêu tranh đẹp nhất hiện nay?

          Vì nghề thêu tranh có lịch sử lâu đời nên ở Việt Nam có khá nhiều vùng đất vẫn còn duy trì nét đẹp truyền thống này. Để có thể tạo ra một bức tranh thêu tay đẹp chúng ta cần rất nhiều yếu tố. Ngoài chủ đề tranh và chất liệu tạo tranh ra thì yếu tố ngoại cảnh và con người là vô cùng quan trọng. Bởi một bức tranh chỉ đẹp khi được tạo ra từ những người nghệ nhân có tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và tính thẩm mỹ cao. Đây vốn là tính cách đặc biệt của người phụ nữ, do vậy phần lớn các nghệ nhân thêu tranh đều là nữ. Và có một đặc điểm vô cùng thú vị và đặc thù của nghề thêu tranh đó là yếu tố ngoại cảnh. Bởi ngoại cảnh thường tác động rất nhiều đến tâm trạng cũng như sự sáng tạo của người thêu tranh. Phải chăng chính những vùng đất có thiên nhiên đẹp hiền hòa, nên thơ lại là động lực để các nghệ nhân mang tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên vào những bức tranh.

          Và thật may mắn khi Đà Lạt, vùng đất thơ mộng lại sở hữu trọn vẹn hai yếu tố đó. Đến với tranh thêu Đà Lạt bạn không chỉ thỏa sức lựa chọn những mẫu tranh thêu mà mình yêu thích, mà còn luôn cảm thấy yên tâm về chất lượng sản phẩm. Trên thị trường có khá nhiều bức tranh thêu mới thoạt nhìn thì tương đối đẹp, nhưng khi quan sát kỹ lưỡng mới thấy rõ những khuyết điểm lộ ra như mũi chỉ thêu dài, đường nét thêu thưa, phối màu không chuẩn…Những bức tranh thêu như vậy không bao giờ chiếm được tình cảm của khách hàng, bởi tính nghệ thuật của bức tranh thêu tay được đánh giá qua sự tỉ mỉ từ khâu vẽ tranh, cho đến bước phối màu chỉ, đường nét thêu mịn, quan trọng hơn cả chính là cái hồn của bức tranh…

          Như vậy, cho đến nay tranh thêu tay vẫn luôn là một nghề thủ công được rất nhiều người yêu thích và sẽ còn lưu truyền đến muôn đời sau. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ những cái nhìn tổng quan hơn về nguồn gốc tranh thêu tay để cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    Nguồn gốc tranh thêu tay

    Nguồn gốc tranh thêu tay

     

    Xem thêm bài viết

    MUA TRANH THÊU TAY Ở ĐÂU

    NHỮNG MẪU TRANH THÊU ĐẸP NHẤT HIỆN NAY

     

    Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.

     

    Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt

    ♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng

    ♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam

    ♦ Độ bền tranh: cao

    ♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng

    ♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách

    TRANH THÊU ĐÀ LẠT

    Website: http://tranhtheudalat.net/

    Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
    48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)

     

    Ngày đăng: 02-04-2017 3,570 lượt xem
DMCA.com Protection Status