Thiết kế web
  • TRANH THÊU CHỮ NHẪN VÀ BÀI HỌC TỪ MẸ

    Với một ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, nhẫn nại, chữ Nhẫn ngoài viết thư pháp còn được đưa vào trong tranh thêu. Và, người đầu tiên dạy ta về chữ Nhẫn, không ai khác, chính là mẹ. Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ, đó chính là những gì mà chúng tôi muốn gửi gắm cho những người con - những người cũng đã, đang và sẽ là mẹ, là cha của một thế hệ tương lai sau này.

    Một trong những đức tính tạo nên nhân cách của mỗi người đó là “Nhẫn”. Nhẫn ở đây không phải là tàn nhẫn, nhẫn nhục hay nhẫn tâm, Nhẫn được nhắc đến là tính kiên nhẫn, kiên trì, nhẫn nại, tinh thần không bỏ cuộc trước sự vật, sự việc. Nhẫn được áp dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, trong mọi hành động, suy nghĩ và lời nói của mỗi chúng ta. Và người dạy ta những bài học quý báu đầu tiên về “Nhẫn” không ai khác chính là mẹ, người luôn mang trong mình sự kiên nhẫn trong suốt quá trình chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

    Chữ Nhẫn trở thành đề tài phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt nó được thể hiện một cách sinh động và hài hòa trong các bức tranh thêu. Thông qua đường kim, mũi chỉ khéo léo của người thêu tranh những nét chữ uyển chuyển của từ nhẫn được thể hiện một cách tinh tế và mang những nội dung, bài học nhân văn về một trong những đức tính nổi bật của mỗi người.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Tại sao nói mẹ là người đầu tiên dạy ta những bài học về “Nhẫn”?  

    Bởi vì ở mẹ mọi đặc tính cốt lõi và giá trị của  chữ nhẫn được thể hiện một cách sắc nét nhất.

    Mẹ kiên nhẫn “mang nặng” ta suốt chín tháng mười ngày dù mệt mỏi và gặp phải những bất tiện khi mang thai. Khi chúng ta chào đời mẹ lại cố gắng dạy chúng ta bò, tập chúng ta đi, tìm tòi những món ăn bổ dưỡng, kiên nhẫn dạy chúng ta biết đâu là mặt đất, đây là con sông, biết nói lời hay ý đẹp. Đây là cả một quá trình dài và gian nan nhất của người mẹ, vì để tôi luyện nên một đứa bé ngoan điều quan trọng nhất đó là nền tảng ban đầu dìu dắt như thế nào. Chắc chắn trong suốt khoảng thời gian ấy, mẹ sẽ đôi lần nản chí khi bé cố chấp quậy phá, mệt mỏi vì bé không vâng lời. Nhưng bỏ qua tất cả mẹ lại tiếp tục đứng lên và cố gắng hơn trước để tương lai có thể nhìn thấy con mình đứng vững trên đôi chân một thời vấp ngã, nghe con kể về câu nguyện những chú chim xây tổ, đàn ong làm mật, kiến tha mồi… như chính bản thân mẹ ngày xưa đã vun đắp từ những yêu thương nhỏ nhặt.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Từ trong cách chăm sóc và dạy bảo con cái, chúng ta có thể cảm nhận được chữ Nhẫn được mẹ lồng ghép nhẹ nhàng và linh động trong từng hành động và lời nói hàng ngày, đơn giản nhưng sâu sắc. Để khi chúng ta vấp ngã có thể nhớ đến mẹ, người gần gũi và yêu thương chúng ta nhất, nhớ đến những bài học về chữ Nhẫn mà mẹ đã từng dạy ta.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Đề tài chữ Nhẫn trong tranh thêu được miêu tả một cách sống động.

    Chữ nhẫn được viết dưới hình thức là chữ thư pháp để làm tăng tính thẩm mỹ, thu hút sự chú ý của bức tranh thêu.

    Nét chữ uyển chuyển như muốn nói lên sự linh hoạt khi áp dụng chữ nhẫn trong các tình huống của cuộc sống. Ai cũng muốn tiến lên phía trước một cách nhanh chóng để đến gần hơn với thành công, tuy nhiên tiến lên phía trước không phải bao giờ cũng là người chiến thắng, cũng như lùi về phía sau sẽ luôn là người bại trận. Ông bà ta có câu “ Lùi một bước, tiến một bước” để nhắc nở chúng ta về chữ nhẫn trong hành động và suy nghĩ. Người biết được khi nào cần tiến, khi nào cần lùi là những người sẽ nắm chắc phần trăm thành công nhiều hơn người luôn bất chấp tiến lên phía trước. Bởi vì thời gian “lùi một bước” ấy sẽ giúp chúng ta có thời gian và cơ hội nhận định lại các việc chúng ta đã trải qua, từ đó đánh giá đúng bản chất hành động chúng ta đã làm là đúng hay sai và định hướng được chúng ta sẽ bước những bước tiếp theo như thế nào để vững chắc để “tiến mười bước” đủ tạo khoảng cách, khác biệt đối với mọi người. Kiên nhẫn chấp nhận đi sau còn giúp ta làm sao nhãng ý chí chiến đấu của người đi trước từ đó tạo nên bước đột phá khó có thể chống đỡ kịp.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Chữ Nhẫn còn được thể hiện thông qua lời nói của mỗi người “Một câu nhịn, chín câu lành”.

    Khi nói chuyện với những người nóng tính hoặc bảo thủ thì người nhẫn nại sẽ là người đóng vai trò dung hòa mối quan hệ. Nhẫn ở đây khác với sự nhút nhát, không có chính kiến riêng. Nhẫn trong lời nói là biết khi nào cần nói, khi nào nên lắng nghe để trong một cuộc đối thoại cao trào không vượt quá mức kiểm soát để trở thành sự cãi vã. Ta không nói mặc dù biết đó là ý kiến sai vì đôi khi sự bộc bạch ngay tại những thời điểm không thích hợp vô tình lại đem đến cho người khác cảm giác bẽ bàng, mất mặt từ đó làm xấu đi các mối quan hệ chúng ta đang trân trọng. Thay vào đó sự im lặng lại dung hòa tất cả. Để khi bình tĩnh lại người ta có thể tự suy xét lại lời nói bộc phát của mình, sự nhẫn nhịn của chúng ta và sẽ nhận được điều “lành” mà chúng ta mang đến từ sự im lặng đã qua.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Ngoài những bức tranh thêu chỉ thể hiện một chứ Nhẫn duy nhất làm trung tâm của bức tranh, để người xem tranh có thể tự chiêm nghiệm ra những bài học quý giá thì còn tồn tại những bức tranh đi đôi với chữ nhẫn là những chữ khác hoặc câu thơ đề cập đến ý nghĩa và tác dụng của “Nhẫn”. Như những bức tranh đề “ Đắc nhẫn công thành” nhắc nhở người thưởng thức rằng khi mỗi người sở hữu trong mình từ “Nhẫn” thì con đường thành công nhất định sẽ dễ dàng đi hơn bởi lẽ kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta bước những bước vững chắc, không vội vàng hấp tấp để từ đó nhìn nhận vấn đề không thấu dễ dẫn đến những quyết định sai lầm, luôn cố gắng không ngừng trước mọi khó khăn để khi bước qua nhọc nhằn đó chúng ta sẽ tích lũy được nhiều kiến thức, tôi luyện mình trở nên mạnh mẽ hơn. Hay bức tranh có chữ nhẫn gắn liền với câu:

    “ Nhẫn một chút sóng yên biển lặng
    Lùi một bước biển rộng trời cao”

    Chữ nhẫn thể hiện trong bức tranh này lại mang tính chất hài hòa, xoa dịu các mối quan hệ để hình thành nên những điều tốt đẹp, vững bền. Nhẫn ở đây không phải là hèn nhát, thoái lui mà là sự mềm dẻo, uyển chuyển trong cách đối xử với mọi người xung quanh và là cốt lõi của tất cả các mối quan hệ trong xã hội ngày nay.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Không dừng lại ở những con chữ, tranh thêu về chữ nhẫn còn được thể hiện bằng những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu là cây tre, cây trúc tồn tại giữa khoảng trời mênh mông bên cạnh ngọn núi sừng sững hoặc chỉ là độc nhất hình ảnh cây tre, cây trúc.

    Nhẫn thể hiện sự kiên trì, cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách để hướng đến những điều tốt đẹp nhất thông qua cách ứng xử tiến lùi linh hoạt, rất khớp với hình ảnh cây tre, cây trúc, tuy thân cây mềm yếu dễ bị uốn cong nhưng không bao giờ bị bão giông đốn ngã. Khi đặt bên ngọn núi vững chải giữa khoảng trời bao la, hình ảnh này như mang ẩn ý so sánh cây tre tuy nhỏ bé nhưng nó cũng có thể tồn tại một cách vững bền nhờ đặc tính mềm dẻo  như ngọn núi kia dù có trải qua gió mưa. Tổng thể bức tranh như nói lên rằng, chúng ta có thể là một con người nhỏ bé giữa một xã hội rộng lớn đầy thử thách nhưng nếu chúng ta luôn cố gắng bước qua những khó khăn đó, kiên trì thực hiện những ước mơ của bản thân thì khó khăn sẽ nhanh chóng đi qua và tôi luyện chúng ta thành những con người mạnh mẽ nhất. Cũng giống như những trải nghiệm mà mà mẹ đã trải qua và truyền đạt cho chúng ta vậy.

    Chữ nhẫn tuy được đặt trong những tình huống khác nhau nhưng tựa hồ chung đều dẫn đến suy nghĩ giống nhau đó là sự kiên trì đến cùng đối với thứ mà ta yêu thương, theo đuổi, vấp ngã nơi nào mạnh mẽ đứng lên từ nơi đấy, lùi để tiến chứ không phải lùi rồi bỏ cuộc, cố gắng hết mình thì sẽ gặt hái được nhiều thành công xứng đáng và những mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp khi chúng ta biết áp dụng linh hoạt đức tính Nhẫn.

    Tranh thêu chữ Nhẫn và bài học từ mẹ

    Những bức tranh thêu đề tài chứ NHẪN sẽ là món quà ý nghĩa tặng cho mỗi người, cho những ai chưa có hoặc đã có chữ nhẫn trong người và cũng là món quà ý nghĩa dành tặng mẹ để tỏ lòng biết ơn đối với sự hy sinh vô bờ bến, không quản khó khăn thửu thách nuôi dạy con thơ nên người. Nhắc nhở ai chưa có tính kiên nhẫn thì hãy cố gắng tập luyện, ai có rồi thì hãy giữ gìn và phát huy để thành công có thể đến với tất cả mọi người và các mỗi quan hệ xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp.

    Ý nghĩa và vẻ đẹp mà bức tranh thêu chữ nhẫn mang lại như đại diện cho vẻ đẹp của người mẹ gắn liền với sự kiên nhẫn dạy dỗ, chăm sóc, những bài học về cách cư xử và hành động mà chúng ta ai cũng nhận được từ lúc sinh ra cho đến ngày hôm nay.

     

    Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.

     

    Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt

    ♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng

    ♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam

    ♦ Độ bền tranh: cao

    ♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng

    ♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách

    TRANH THÊU ĐÀ LẠT

    Website: http://tranhtheudalat.net/

    Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
    48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)

     

    Ngày đăng: 11-05-2017 2,744 lượt xem
DMCA.com Protection Status