Thiết kế web
  • TRANH THÊU ÁO DÀI

    Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, giúp tôn lên những nét đẹp của người phụ nữ. Tà áo dài tung bay trong gió, nét dịu dàng e ấp của người phụ nữ Việt Nam, là một phần không thể thiếu trong thơ ca và cả những tác phẩm tranh thêu áo dài.

    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dù chiến tranh bom đạn có tàn phá đi nhiều thứ, dù trong những hoàn cảnh khó khăn vô cùng, áo dài phụ nữ Việt Nam vẫn tồn tại và giữ vững được vẻ đẹp của nó, vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp ấy không phải là làn da trắng hay má đỏ môi hồng mà phải nhìn qua những tà áo dài thướt tha, dịu dàng thể hiện lên một tâm hồn trong sạch và tính nết đoan trang.

    Áo dài ngày nay đã trở nên phổ biến hơn. Áo dài chính là quốc phục của nước Việt Nam. Áo dài xuất hiện trong trường học, trong đám cưới, trong những sự kiện trong đại của đất nước, trong thơ ca tục ngữ và cả những tác phẩm nghệ thuật, trong đó có tranh thêu áo dài.

    Tranh thêu áo dài

    Sơ nét về chiếc áo dài

    Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

    Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.

    Từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được giải thích là loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Tranh thêu áo dài

    Lịch sử phát triển của chiếc áo dài

    Chiếc áo dài ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Cũng có tài liệu cho rằng việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi so với Đàng Ngoài.

    Tuy không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứ, nhưng dựa theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.

    Tranh thêu áo dài

    Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành để phân biệt với Đàng Ngoài. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép..."

    Thời vua Minh Mạng thứ 9 năm 1828, triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống.

     Vào thập kỷ 1930, một họa sĩ tên Le Mur đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).

    Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

    (Nguồn: Wikipedia)

    Tranh thêu áo dài

    Vẻ đẹp của chiếc áo dài

    Áo dài ngày nay thường được dùng làm trang phục cho nữ. Áo dài với thiết kế ôm sát người, tôn lên những đường nét tuyệt đẹp trên cơ thể người phụ nữ. Tà áo dài xẻ với chất liệu vải mỏng, dễ dàng tung bay trong gió, tạo nên vẻ thướt tha, dịu dàng, e ấp cho người thiếu nữ.

    Áo dài vừa kín đáo vừa gợi cảm. Kín đáo vì áo được thiết kế "kín cổng cao tường", tuy ngày nay đã được cách tân và giảm bớt những chi tiết rườm rà, nhưng nó không hề phô bày hay hở cơ thể của người mặc, mà rất lịch sự và kín đáo. Áo dài kín đáo nhưng gợi cảm, nghe có vẻ như rất ngược đời, bởi những bộ trang phục gợi cảm ngày nay luôn đòi hỏi có những thiết kế táo bạo, hở và xẻ sâu, thì áo dài lại nằm ngoài quy luật đó. Chiếc áo dài ôm sát cơ thể người phụ nữ, tôn lên những đường nét tự nhiên vốn có, giúp người phụ nữ toát lên một vẻ đẹp nữ tính, đằm thắm. Có thể nói, không một trang phục nào vừa kín đáo vừa gợi cảm và độc đáo như chiếc áo dài Việt Nam.

    Áo dài có nhiều màu sắc nhằm tôn lên vẻ đẹp cho người mặc: màu trắng của sự ngây thơ, trong sáng, màu xanh của biển cả, màu tím của sự dịu dàng,... Ai cũng có quyền lựa chọn cho mình những mẫu áo dài với thiết kế và màu sắc phù hợp, để xuất hiện thật hoàn hảo và rạng rỡ.

    Áo dài hiện nay còn được thiết kế thêm nhiều họa tiết, thêu tay lên thân áo, giúp chiếc áo trở nên mềm mại và độc đáo hơn. Tuy nhiên, dù có sáng tạo đến thế nào đi nữa, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên kiểu dáng cũ, và vẫn là một trong những bộ trang phục đáng tự hào của người Việt Nam.

    Tranh thêu áo dài

    Tranh thêu áo dài

    Tình yêu từ chiếc áo dài truyền thống của dân tộc và niềm đam mê nghệ thuật, các nghệ nhân đã tạo nên những tác phẩm tranh thêu áo dài tuyệt đẹp từ chính kim chỉ và bàn tay của mình.

    Tranh thêu áo dài là bức tranh về hình ảnh những người phụ nữ mặc áo dài, với những hoạt động như: du xuân, ngắm hoa, đi học,... Trong mỗi tác phẩm, hình ảnh chiếc áo dài hiện ra với những màu sắc khác nhau, tạo nên những cảm xúc trực quan rất thật đối với người xem tranh.

    Tranh thêu áo dài là một trong những món quà độc đáo dành tặng bạn bè, đối tác quốc tế khi họ đến thăm Việt Nam, bởi vẻ đẹp của chiếc áo dài và sự tài hoa, khéo léo của người Việt đã được đúc kết và gói gọn trong bức tranh thêu Áo Dài.

    (Xem thêm: Những món quà đậm nét Việt nên tặng du khách nước ngoài)

    Tranh thêu áo dài

     

     

    Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.

     

    Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt

    ♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng

    ♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam

    ♦ Độ bền tranh: cao

    ♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng

    ♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách

    TRANH THÊU ĐÀ LẠT

    Website: http://tranhtheudalat.net/

    Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
    48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)

     

    Ngày đăng: 06-11-2017 4,345 lượt xem
DMCA.com Protection Status