-
TRANH THÊU PHƯỢNG HOÀNG
Phượng hoàng là loài chim quý, tượng trưng cho vợ chồng hòa hợp, êm ấm. Vì vậy, tranh thêu phượng hoàng thường được khách hàng chọn mua làm quà tặng đám cưới, hoặc treo trang trí trong phòng ngủ vợ chồng.
Chim phượng hoàng thường được mô tả có đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá với năm màu và cao sáu thước. Nó tượng trưng cho sáu vật: đầu là bầu trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành (đen, trắng, đỏ, xanh và vàng).
Truyền thuyết về chim phượng hoàng
Theo truyền thuyết, Phượng hoàng xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng. Tại Trung Hoa thời cổ đại, có thể tìm thấy hình ảnh của phượng hoàng trong các trang trí của đám cưới hay của hoàng tộc cùng với con rồng. Điều này là do người Trung Quốc coi rồng và phượng (hoàng) là biểu tượng cho quan hệ hạnh phúc giữa chồng và vợ, một kiểu ẩn dụ khác của âm và dương.
Một con Phượng Hoàng có thể tồn tại hơn 500 năm. Khi đã quá mệt mỏi , Phượng Hoàng thu nhặt những nhánh cây thơm và chất thành một cái tổ lớn ở nơi cao đến mức không ai có thể đến được. Nằm trong cái tổ ấy và Phượng Hoàng sẽ nổi lửa, tự thiêu chính mình. Tuy nhiên, sau 3 ngày, Phượng Hoàng sẽ tái sinh từ đống tro tàn. Người ta cũng nói rằng những giọt nước mắt của phượng hoàng có thể chữa lành vết thương.
Phượng Hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có màu vàng sắc đỏ , đỏ tía ...đôi khi có quầng lửa bao quanh. Tiếng hót có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc. Đuôi của Phượng Hoàng được miêu tả khác nhau trong sách cổ Ai Cập , Hy Lạp , La Mã ...nhưng có điểm chung là có 4 nhánh dài - đại diên cho các hướng và gần giống như đuôi Công. Ngoài ra , đuôi Phượng Hoàng còn có nhiều sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm.
Theo thần thoại Trung Quốc, Phượng Hoàng là biểu tượng của ân sủng và đức tinh, còn là linh vật thứ hai chỉ sau Rồng. Hình ảnh về phượng hoàng đã xuất hiện tại Trung Quốc cách đây trên bảy nghìn năm, thông thường trong các miếng ngọc và trên các tôtem (vật tổ) may mắn. Nó là tôtem của các bộ lạc miền Đông thời cổ đại ở Trung Quốc.
Trong thần thoại Ai Cập thì phượng hoàng (phoenix hay phœnix) là một dạng chim lửa thần thánh và linh thiêng. Phượng hoàng cũng được cho là sẽ phục sinh sau khi bị thương, vì thế nó gần như là bất tử và không thể bị đánh bại; một biểu tượng của lửa và thánh thần.
Ý nghĩa phong thủy về loài chim phượng hoàng
Phượng hoàng là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.
Là một trong bốn tứ linh (long, lân, quy, phụng) và là vua của các loài chim, phượng hoàng còn biểu hiện cho khả năng hồi phục kiên cường sau thất bại, đổ nát lại vươn lên từ đống tro tàn.
Tại Nhật Bản, cùng với mặt trời, chim phượng hoàng là một trong những biểu tượng của Đế quốc Nhật Bản. Trong những thiết kế hình Xăm Phượng Hoàng của Nhật Bản , thường kết hợp với Rồng , tượng trưng cho âm và dương , sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam tính. Phượng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm , hay được thêu trên kimono.
Trong Phong Thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người: đầu tượng trưng cho đức hạnh, đôi cánh tượng trưng cho tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, chiếc lưng tượng trưng cho cách đối nhân xử thế khéo léo, bộ ngực là lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn và phần bụng biểu thị sự đáng tin cậy.
Ngụ ý và hiệu ứng của tranh thêu phượng hoàng
Phượng hoàng là tên gọi của cặp đôi: chim trống là phượng, chim mái là hoàng. Phượng hoàng cùng bay chính là tượng trưng cho vợ chồng hòa hợp, êm ấm. Phượng hoàng thường xuất hiện có cặp đôi trong tranh thêu, gọi là tranh thêu phượng hoàng.
Phượng hoàng là loài chim cát tường, ý nghĩa cát tường của nó tương đối phong phú. Trong Kinh thi có câu: "Chim phượng hoàng hót, trên ngọn núi cao. Cây ngô đồng mọc, trong ánh ban mai".
Người xưa sáng tác bức tranh Đan phượng triều dương (Chim phượng hoàng trong ánh nắng ban mai) tức là tranh phượng hoàng và mặt trời, biểu thị tình yêu chân thành và hy vọng vào tương lai tình yêu thêm tươi đẹp, cuộc sống thêm hạnh phúc.
Khi phượng hoàng đi chung với một rồng, thì đó là biểu tượng của một cuộc sống vợ chồng hạnh phúc (phượng hoàng bên phải, rồng bên trái). Người ta cũng rất kiêng kị khi bày hai con phượng hoàng bên nhau, điều đó hàm ý về mối quan hệ đồng giới. Trong khi đó, một chú chim phượng hoàng bên bông hoa mẫu đơn lại tượng trưng cho những người trẻ tuổi đang yêu. Đôi lúc, hình tượng phượng hoàng cũng được thể hiện với một đứa trẻ ngồi trên lưng và ôm một bình hoa.
Cách sử dụng tranh thêu phượng hoàng
Tranh thêu phượng hoàng nên treo tại phương vị cát lợi trong phòng ngủ vợ chồng giúp tăng thêm sự sinh động cho không gian, khiến cho vợ chồng được hạnh phúc mỹ mãn.
Phượng hoàng có đầy đủ thuộc tính của bộ gà, những người cầm tinh con rồng, rắn, trâu (người tuổi Thìn, Tỵ, Sửu) tương hợp với gà, nên treo tranh thêu phượng hoàng. Những người cầm tinh con mèo, chó gà (người tuổi Mão, Tuất, Dậu) không hợp với gà, không nên treo.
Vì phượng hoàng có đầy đủ thuộc tính của loài gà, không nên treo tranh thêu phượng hoàng ở phương Đông trong nhà, vì phương Đông là phương vị tương xung với gà. Nên treo ở phương vị tương hợp như Đông Nam, Đông Bắc, hoặc trên phượng vị chính của loài này.
(Xem thêm: Phương vị kiêng kỵ của tranh thêu treo trang trí)
Lưu ý: Việc sao chép, copy toàn bộ hoặc một phần bài viết từ website này, dưới mọi hình thức, mà không có sự đồng ý của chúng tôi là vi phạm bản quyền.
Hãy đến với tranh thêu tay Đà Lạt để cảm nhận sự khác biệt
♦ Nguyên liệu thêu: chỉ tơ tằm, chỉ DMC Pháp, chỉ bóng
♦ Nghệ nhân thêu: Đà Lạt - Việt Nam
♦ Độ bền tranh: cao
♦ Tranh thêu theo mọi yêu cầu của khách hàng
♦ Giao và treo tranh tận nơi cho quý khách
TRANH THÊU ĐÀ LẠT
Website: http://tranhtheudalat.net/
Điện thoại liên hệ: 0931 427 817
48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Chung cư Hưng Ngân)
Ngày đăng: 04-11-2017 4,089 lượt xem